- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
-
Cập nhật lần cuối: 15-04-2016 14:36:37
-
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được hình thành do một chuỗi các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan sinh sản. Vì vậy việc chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt lâm sàng hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua số vòng kinh, màu sắc máu kinh, số lượng, cấu trúc máu... Bởi đây được coi là chiếc gương phản chiếu chân thực nhất về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Mẹo đoán sức khỏe qua chu kỳ kinh nguyệt
Đoán sức khỏe qua chu kỳ kinh nguyệt
- Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều có tính quy luật nhất định. Nhưng nếu khoảng thời gian giữa hai chu kỳ bị kéo giãn hoặc ngắn hơn 1 – 2 ngày là hoàn toàn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt vẫn ở trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên nếu khoảng cách này bị kéo dãn đến 10 ngày và kèm theo triệu chứng đau bụng kinh, đau rát khi quan hệ... thì chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt biến động trong 2 – 3 năm đầu có kinh (lứa tuổi dậy thì) hoặc phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh đều không được coi là bệnh. Bởi đây chỉ là những thay đổi sinh lý tự nhiên, phù hợp với các giai đoạn sinh sản của người phụ nữ.
Đoán sức khỏe dựa trên lượng máu kinh
Các chuyên gia phụ khoa cho rằng, lượng máu kinh ra quá ít hay quá nhiều đều là các biểu hiện bất thường của cơ quan sinh sản, cần được điều trị.
- Chuẩn đoán sức khẻo qua kinh nguyệt nhiều: Lượng máu kinh vượt qua 100ml/ chu kỳ, ra nhiều và ồ ạt trong nhiều ngày liên tiếp. Xảy ra do lớp nội mạc tử cung (màng trong tử cung) bị tăng sinh và do quá trình bong tróc bất thường. Ngoài ra bệnh u xơ tử cung, rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu... hay các yếu tố ngoại cảnh như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, căng thẳng thần kinh.. đều có thể làm máu kinh ra nhiều.
- Chuẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt ít: Phụ nữ qua độ tuổi trưởng thành (18 tuổi) mà chưa có kinh nguyệt hoặc trước đó có kinh nhưng bị tắc trong 3 tháng liên tiếp. Trong y học người ta gọi hiện tượng này là bế kinh xuất phát từ các bệnh mãn tính toàn thân (bệnh đái đường, bệnh gan) hay máu bị nhiễm ký sinh trùng dẫn đến tình trạng thiếu máu, ứ máu. Tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra ở những người có chế độ dinh dưỡng kém, nội tiết tố không ổn định.
Lưu ý: Bế kinh cũng có thể xảy ra ở những người mắc chứng trầm cảm, làm việc lao lực, bị dầm mưa... do não bị sang chấn hoặc bị tổn thương. Tuy nhiên đây được coi là hiện tượng rất bình thường nếu nó xảy ra ở các bà mẹ đang mang thai và cho con bú.
Đoán sức khỏe qua màu sắc máu kinh
- Máu kinh đều có màu đỏ sẫm nên các trường hợp có máu kinh màu vàng, màu đen, màu cafe, đều không được coi là bình thường. Trong Đông y, hiện tượng này được gọi là khí hư có hàn hoặc nhiệt, có thể kèm theo các triệu chứng điển hình như: người mệt mỏi, giọng nói nhẹ và yếu, chân tay rã rời...
- Đối với các chứng bệnh này, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách trong ngày đèn đỏ là có thể tự khỏi.
Bài viết bạn nên xem:
Kinh nguyệt màu đen có làm sao không?
Kinh nguyệt có mùi hôi tanh khó chịu.
Đoán sức khỏe sinh qua trạng thái, tính chất máu kinh
- Nếu bạn thấy máu kinh nguyệt bị đông đặc, bên trong có lẫn nhiều cục máu đông hoặc loãng như nước thì cần xem lại cách vệ sinh vùng kín trong ngày hành kinh của mình. Vì với sức khỏe sinh sản bình thường, máu kinh nguyệt chỉ hơi loãng nhưng không đặc và có độ kết dính nhất định.
Quan sát các triệu chứng xảy ra trong ngày kinh nguyệt
- Phần đa các triệu chứng xảy ra trong ngày có kinh nguyệt đều không rõ ràng. Chỉ có một bộ phận nhỏ trong đó là bị ức chế dây thần kinh như dễ bị cáu gắt, tính tình thay đổi thất thường, toàn thân mệt mỏi rã rời.... cảm giác này sẽ kết thúc khi hết kỳ kinh.
- Nếu các triệu chứng xảy ra trong ngày kinh nguyệt quá rõ ràng như: Đau nửa đầu, tăng sinh 1 bên vú, bị chảy máu cam.... thì chị em cần phải đi khám phụ khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh có ảnh hưởng gì không là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các chị em thời gian gần đây. Để giúp chị em có hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh nguyệt chúng tôi xin chia...Xem chi tiết
-
Biện pháp trị đau bụng kinh dại dột của nữ giới
Đau bụng kinh(hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng thường kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì nó rất phổ biến và thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì...Xem chi tiết
-
Cẩn trọng khi đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Cứ mỗi khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt bạn lại phải dùng tay đấm lưng để làm giảm cảm giác đau mỏi. Tuy nhiên đây lại không phải là giải pháp hay giúp bạn vượt qua những ngày đèn đỏ an...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì không?
"Chào bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu có kinh từ năm 14 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (một vòng kinh chỉ kéo dài từ 19 – 21ngày). Cháu nghe nói chu kỳ kinh...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày là chu kình nguyệt bình thường và lý tưởng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thường xuyên biến động, bởi nó còn phụ thuộc vào...Xem chi tiết
-
Bị đau bụng kinh ăn gì tốt nhất
"Thưa bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu tên Ngân Trang năm nay 22 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu hay bị đau bụng kinh trong 2 ngày kinh nguyệt đầu, có đợt nhẹ chỉ đau râm ran 1 lát rồi thôi...Xem chi tiết