- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
-
Cập nhật lần cuối: 30-06-2018 09:01:52
-
Chậm kinh có ảnh hưởng gì không là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các chị em thời gian gần đây. Để giúp chị em có hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh nguyệt chúng tôi xin chia sẻ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa qua nội dung bài viết dưới đây.
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Liên quan đến thắc mắc này bạn Hạnh (Hà Nội) có câu hỏi: “Xin chào bác sĩ! Em 25 tuổi trước đây kinh nguyệt của em khá đều đặn nhưng không hiểu sao mấy chu kỳ kinh nguyệt mới đây em bị chậm kinh trên 1 tuần thậm chí có chu kỳ chậm nửa tháng. Em rất lo lắng vì không biết chậm kinh có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Xin cảm ơn!”
Trả lời:
Chào bạn Hạnh! Vấn đề thắc mắc bạn đang gặp phải chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Như bạn đã biết một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày và có thể dao động trong khoảng (22 – 35 ngày) tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp và đều đặn lặp đi lặp lại theo chu kỳ hàng tháng.
Tình trạng mà bạn Hạnh gặp phải là chậm kinh nguyệt trên 1 tuần hoặc 2 tuần là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt do các nguyên nhân như tác dụng phụ của thuốc, mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng hoặc do mắc bệnh phụ khoa. Nêu nếu tình trạng này không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn. Tình trạng chậm kinh gây ra những vấn đề sau đây:
Tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn
Tình trạng chậm kinh nguyệt khiến chị em khó xác định được thời điểm rụng trứng nên dễ bỏ qua thời điểm vàng dễ thụ thai dẫn đến khó mang thai. Thêm vào đó, hiện tượng chậm kinh kéo dài có thể gây ức chế quá trình rụng trứng ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Đặc biệt là trường hợp chậm kinh nguyệt do mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang… nếu không được điều trị sớm để bệnh nặng là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Cũng giống như bạn Hạnh đang rất lo lắng khi bị chậm kinh chị em thường có tâm trạng lo lắng, bất an dẫn đến căng thẳng, mất ngủ, khó chịu, bứt rứt trong người nên dễ nổi nóng, cáu gắt, khiến chị em thiếu tự tin trong giao tiếp khi luôn phải lo lắng vì không biết sẽ ra kinh nguyệt lúc nào.
Suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc
Chậm kinh nguyệt khiến chị em gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày bởi những lo lắng ngày đèn đỏ có thể đến khi chưa chuẩn bị và khiến tinh thần giảm sút gây mất tập trung vào công việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Mất cân bằng nội tiết
Ngoài ra, hiện tượng chậm kinh nguyệt còn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết và hormone bị rối loạn dẫn đến mất cân bằng nội tiết khiến chị em bức bối, khó chịu, căng tức bụng dưới, sạm da, cơ thể mệt mỏi.
Bài viết bạn quan tâm:
Bạn Hạnh và chị em thân mến! Do hiện tượng chậm kinh nguyệt có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em như trên nên khi gặp tình tạng chậm kinh chị em nên đi khám phụ khoa tại phòng khám phụ khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra các biện pháp điều trị chậm kinh nguyệt hiệu quả.
Bên cạnh đó chị em nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi và vận động điều độ, giữ tinh thần thoải mái, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khám phụ khoa định kỳ để phòng tránh các vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
Trên đây là giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh về vấn đề chậm kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không. Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng chia sẻ với chúng tôi qua số điện thoại 0395456294 hoặc chat với bác sĩ qua khung tư vấn để được giải đáp chuyên sâu các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải và hẹn lịch khám.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh giải đáp cho thắc mắc “Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?”. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Biện pháp trị đau bụng kinh dại dột của nữ giới
Đau bụng kinh(hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng thường kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì nó rất phổ biến và thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì...Xem chi tiết
-
Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được hình thành do một chuỗi các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan sinh sản. Vì vậy việc chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt lâm sàng hoàn toàn có thể thực...Xem chi tiết
-
Cẩn trọng khi đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Cứ mỗi khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt bạn lại phải dùng tay đấm lưng để làm giảm cảm giác đau mỏi. Tuy nhiên đây lại không phải là giải pháp hay giúp bạn vượt qua những ngày đèn đỏ an...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì không?
"Chào bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu có kinh từ năm 14 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (một vòng kinh chỉ kéo dài từ 19 – 21ngày). Cháu nghe nói chu kỳ kinh...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày là chu kình nguyệt bình thường và lý tưởng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thường xuyên biến động, bởi nó còn phụ thuộc vào...Xem chi tiết
-
Bị đau bụng kinh ăn gì tốt nhất
"Thưa bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu tên Ngân Trang năm nay 22 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu hay bị đau bụng kinh trong 2 ngày kinh nguyệt đầu, có đợt nhẹ chỉ đau râm ran 1 lát rồi thôi...Xem chi tiết