Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Lượt xem: 6201

Bệnh giang maibệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ gây ra nhiều tổn hại nghiêm trọng lên tất cả các bộ phận, cơ quan quan trọng của cơ thể như viêm màng não, viêm loét bộ phận sinh dục, phình mạch.. Vì thế biết được con đường lây truyền chính của giang mai cũng chính là cách giúp bạn bảo toàn được sức khỏe trước sự khả năng lây nhiễm nhanh chóng của xoắn khuẩn giang mai.

bệnh giang mai lây qua đường nào

Bài viết bạn nên xem:
Xét nghiệm giang mai ở đâu chính xác nhất
Cách phát hiện bệnh giang mai?
Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai là bệnh được hình thành do xoắn khuẩn nhạt màu có tên khoa học là Treponema pallium gây ra. Các xoắn khuẩn này rất nhỏ, bạn chỉ có thể quan sát chúng thông qua các dụng cụ, thiết bị y tế chuyên dụng, xoắn khuẩn có tính đặc thù cao nên chúng có khả năng tồn tại và phát triển rất lâu trong cơ thể người. Cho đến thời điểm hiện tại, nền y học vẫn chưa thể tìm ra một loại thuốc có thể tiêu diệt xoắn khuẩn triệt để mà chỉ có thể ngăn chặn không cho chúng sinh sản và gây bệnh.

Có rất nhiều con đường, hình thức lây nhiễm bệnh giang mai, nhưng chủ yếu vẫn là 3 con đường sau:

Lây nhiễm qua con đường tình dục (tiếp xúc trực tiếp)

- Tương tự như các bệnh xã hội nguy hiểm khác, xoắn khuẩn giang lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không được bảo vệ. Bởi bộ phận sinh dục là nơi có chứa rất nhiều mạch máu, nhưng lại có niêm mạc mỏng, khi quan hệ xoắn khuẩn có thể thông qua các vết trầy xước trên niêm mạc mà xâm nhập, tấn công vào cơ thể người bệnh. Hơn nữa, môi trường nóng ẩm trong âm đạo và dương vật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

- Sau từ 10 – 90 ngày kể từ khi lây nhiễm xoắn khuẩn, trên bộ phận sinh dục xuất hiện các “săng giang mai” màu hồng hoặc đỏ giống như các nốt trợt nông, bao gồm: âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung ở nữ, bao quy đầu, dương vật ở nam giới. Nếu bạn quan hệ tình dục bằng đường cửa sau hoặc hoặc quan hệ bằng oral sex thì miệng, hậu môn, trực tràng cũng là những vị trí các săng giang mai có thể xuất hiện.

Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp

- Xoắn khuẩn giang mai rất khó để thích nghi và sống sót trong những điều kiện thông thường ngoài cơ thể, chúng có thể chết ngay nến rơi vào môi trường kiềm. Tuy nhiên bạn vẫn có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai nếu lỡ dùng chung các vận dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm, quần lót... ngay sau khi người bệnh sử dụng.

Lây nhiễm từ mẹ sang con

- Nếu trong quá trình mang thai, vô tình người mẹ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì thai nhi có nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh là rất cao. Thông thường, xoắn khuẩn di chuyển từ mẹ sang con qua con đường nhau thai hoặc qua cồ tử cung nếu sinh thường.

- Để biết trẻ có bị lây truyền xoắn khuẩn giang mai từ mẹ hay không, bạn cần đưa trẻ đi khám xét nghiệm giang mai bằng phương pháp RPR và THPA. Hoặc thông qua những biểu hiện bên ngoài của trẻ như trẻ bị nhẹ cân, còi cọc, da nhăn nheo, toàn thân nổi ban đỏ....

- Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩn sinh, thai phụ nên đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của các bác sĩ chuyên khoa, khi sinh nên lựa chọn sinh mổ.

Lây nhiễm qua truyền máu

- Vi khuẩn giang mai có thể tiền ẩn trong máu của người bệnh trong một thời gian dài đặc biệt là những người mắc bệnh giang mai tiềm ẩn, cơ thể có xoắn khuẩn giang mai nhưng lại không có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng nào. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm hoặc cho – tiếp nhận máu với người mắc bệnh này thì sẽ bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Ngoài ra, còn rất nhiều con đường khác có thể lây nhiễm bệnh giang mai, tuy nhiên những con đường lây truyền bệnh giang mai kể trên là những con đường chủ yếu nhất. Nếu còn băn khoăn bệnh giang mai lây qua đường nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với tổng đài tư vấn của chúng tôi qua số hotline: 0395456294 để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh

Địa chỉ: số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Đánh giá: 
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Điểm trung bình:  8.1 /  10 (  139 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?