Bệnh giang mai ở nữ - Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ

Lượt xem: 3657

Bệnh giang mai ở phụ nữ là căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể gây biến chứng ở khu vực vùng kín và hậu môn, thậm chí là gây bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ nhỏ nếu sinh thường.

Bệnh giang mai ở phụ nữ

1. Bệnh giang mai ở phụ nữ là gì?

- Bệnh giang mai ở nữ giới được hình thành do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên và nguyên nhân gây bệnh giang mai chủ yếu là do con đường tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su).

- Là căn bệnh có tính chất nguy hiểm chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV, phổ biến ở những cô gái hành nghề mại dâm, quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau ngoài chồng hoặc bạn trai. Thực tế, có một bộ phận lớn chị em phụ nữ là nạn nhân của bệnh giang mai do có chồng bị nhiễm nhiễm bệnh mà bản thân họ không biết. Ngoài ra những bạn gái trẻ có lối sống tình dục buông thả, thiếu kiến thức, không biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ rình rập khi quan hệ cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ.

- Tuy số lượng mắc bệnh giang mai ở nữ không nhiều, nhưng cũng có trường hợp phụ nữ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai là qua con đường cho – nhận máu không an toàn, sử dụng chung bơm kinh tiêm có chứa xoắn khuẩn. Bé gái bị giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ.

- Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh giang mai đối với chị em phụ nữ đó chính là sinh mạng của chính người bệnh, nhẹ hơn là bị tâm thần, chân tay bị bại liệt, phình mạch... Biến chứng xảy ra nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chăm sóc y tế cũng như sự cố gắng của người bệnh trong suốt quá trình chữa trị. Nếu biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới được phát hiện sớm, thì khả năng bệnh được chữa khỏi là hoàn toàn có thể. Ngược lại liệu trình điều trị sẽ lâu và tốt kém hơn khi bệnh phát hiện quá muộn, thậm chí chính phụ nữ lại là nguyên nhân lây bệnh giang mai cho những người thân xung quanh.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ

2. Vậy biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào?

Các chuyên gia cho biết: Từ giai giai đoạn 1 đến giai đoạn giang mai kín (giai đoạn 3) biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới sẽ gần giống với một số bệnh ngoài da hoặc bị dị ứng, các triệu chứng thường bị gián đoạn không liền mạch nên nhiều chị em chủ quan và coi thường bệnh. Đến khi biến chứng của bệnh đã rõ ràng, sức khỏe bị suy giảm mới tìm đến các trung tâm cơ sở y tế để khám và điều trị. Đây cũng là tình trạng của bệnh giang mai chung tại Việt Nam.

Để làm giảm hậu quả nặng nề của bệnh lý đồng thời giúp chị em phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị, chúng tôi xin đưa ra 5 biểu hiểu bệnh giang mai ở phụ nữ tiêu biểu nhất, từ nhẹ đến nặng tương ứng với từng thời kỳ phát triển của bệnh:

- Săng giang mai (giang mai giai đoạn 1): Thông thường từ 3 đến 30 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, trên cơ thể của nữ giới sẽ xuất hiện các nốt trợt nông tồn tại trong vòng 1 tháng – đây được gọi là săng giang mai. Săng giang mai là những vết trợt nhỏ có hình tròn hoặc hình elip màu hồng nhạt có đáy nông, rìa cứng, không tạo mủ, không gây hoại tử da, không loét, không ngứa. Những vị trí bị lây nhiễm sẽ xuất hiện các săng giang mai đầu tiên, tập chung nhiều ở cơ quan sinh dục ngoài như môi lớn, môi bé, tử cung, hậu môn... Ngoài ra lưng và vai cũng là hai vị trí ưa thích của các nốt săng.

- Nổi hạch: Nổi ở hai bên bẹn của bệnh nhân, gồ cao lên khỏi bề mặt của da, không gây ngứa và có thể di động được.

- Nổi nốt ban đỏ( giang mai giai đoạn 2): Là những nốt ban có màu hồng đào mọc đối xứng với nhau, thường mọc ồ ạt trong 2 tuần đầu tiên và sẽ duy trì sự ổn định này trong vòng 3 tuần tiếp theo. Thay vì phát triển ở trên da giống như các săng giang mai, nốt ban sẽ mọc ở dưới lớp da, khi ấn vào sẽ tự nhạt màu, không bị bong vảy, không tụ mủ, không gây cảm giác ngứa hoặc đau cho chị em. Trong thời gian này, biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới sẽ lan rộng ra toàn bộ cơ thể, kể cả những vị trí khó có thể xuất hiện nhất như lòng bàn chân, lòng bàn tay.

- Giang mai giai đoạn 3: Người bệnh không có biểu hiện nào bất thường, và đây được gọi là giai mai kín.

- Gôm giang mai (giang mai giai đoạn 4): Thực chất các gôm giang mai là những u mụn sùi bên trong có chứa dịch mủ, thường ăn sâu vào các tổ chức xương, cơ, da. Ban đầu chúng rất cứng nhưng sau đó sẽ mền dần và vỡ ra, tại tổn thương sẽ có dịch mủ màu vàng và huyết thanh, khi hết sẽ để lại những ổ sẹo sâu, khó lành.

- Củ giang mai (giai mai giai đoạn 4): Phát triển thành từng đám với nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào số lượng và sức khỏe của người bệnh. Biến chứng đáng sợ nhất và nguy hiểm nhất của củ giang mai là chúng luôn luôn bị hoại tử mỗi khi xuất hiện. Củ giang mai có kích thước tương đối lớn (đường kính trung bình là 1cm) nổi gồ cao lên bề mặt da, có danh giới rõ ràng, có màu nâu hoặc màu mận chín, sau khi hoại tử sẽ để lại sẹo khó chữa.

- Củ giang maigôm giang mai là những biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới trong giai đoạn cuối, xuất hiện sớm nhất là 3 năm và muộn nhất là vài chục năm. Tuy nhiên trong thực tế cũng có vài trường hợp chị em không có biểu hiện bị gôm hoặc củ giang mai, nhưng cũng sẽ có những biến chứng nặng nề khác có thể xảy ra như bị tổn thương hệ thần kinh dẫn đến đột quy, chân tay tê liệt, mắc bệnh ảo giác, mạch máu bị phình...khiến tâm trí không minh mẫn, nặng hơn nữa là tử vong.

Bài viết bạn nên xem:
Xét nghiệm giang mai ở đâu chính xác nhất
Bệnh giang mai có chữa được không?

Kết luận: Chúng tôi xin khẳng định một lần nữa, bệnh giang mai nói chung và bệnh giang mai ở phụ nữ nói riêng là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Để phòng tránh và bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh, chị em nên xây dựng một lối sống tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ, đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ (từ 3 – 6 tháng/ năm), khi có biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới cần đi kiểm tra xét nghiệm giang mai sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Đánh giá: 
Bệnh giang mai ở nữ - Biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  102 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?