- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu?
Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu?
-
Cập nhật lần cuối: 21-10-2015 09:46:49
-
Đau bụng kinh là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở nữ giới, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt hằng ngày, thậm chí có nhiều trường hợp vì không chịu nổi cơn đau mà phải xin nghỉ học, nghỉ làm. Dựa vào nguyên nhân mà đau bụng kinh được chia làm hai dạng cơ bản: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Để giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về các nguyên nhân bị đau bụng kinh, sau đây các chuyên gia Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ một số nhân tố chính gây ra hiện tượng này:
1.Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh
Do di truyền
- Nếu như mẹ của bạn ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt đều có hiện tượng đau bụng kinh thì rất có thể ở thế hệ sau sẽ kế thừa đặc điểm kinh nguyệt từ người mẹ.
Do bệnh phụ khoa
- Đây có thể là do các bệnh phụ khoa tiêu biểu là bệnh nội mạc tử cung: Phụ nữ thường có những cơn co thắt bụng dữ dội và kéo dài hoặc mắc phải bệnh viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm tắc vòi trứng,...
Do mất cân bằng hóa học
- Cân bằng hóa học là chìa khóa ma thuật giúp phụ nữ duy trì tính ổn định của cơ thể, một khi sự cân bằng này bị xáo trộn chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra chứng thống kinh.
- Theo nghiên cứu, hóa chất gây ra tình trạng thống kinh ở phụ nữ là chất prostaglandin, hóa chất này sẽ khiến cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn với sự co thắt của tử cung. Lớp niêm mạc tử cung sản sinh ra càng nhiều chất prostaglandin thì các cơ tử cung hoạt động nhanh và mạnh hơn khiến cường độ đau bụng kinh càng dữ dội quằn quại hơn.
Yếu tố tâm lý
- Nhiều chị em không biết rằng cảm xúc con người có tác động mạnh mẽ đến sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể, những cảm xúc không tốt như: căng thẳng, mệt mỏi hay bị stress quá lâu trước kỳ nguyệt san sẽ làm rối loạn quá trình điều tiết hoocmon của buồng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
Tử cung bị dị tật bẩm sinh
- Trường hợp này là do khi trẻ vừa mới sinh ra, tử cung đã có những dấu hiệu bị khuyết thiếu phát triển không bình thường cộng với quá trình cung ứng máu từ bên ngoài vào tử cung bất ổn, không đều đặn dẫn đến tử cung bị thiếu dưỡng khí, làm cơ tử cung co bóp nhanh hơn gây đau bụng kinh nguyệt.
Vị trí tử cung bất thường hoặc ống cổ tử cung quá hẹp
- Vị trí tử cung đặt không đúng chỗ, có thể bị ngả về phía trước hoặc thụt lùi về phía sau hay ống cổ tử cung quá nhỏ để cho máu lưu thông dễ dàng gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
- Ngoài ra, trong ngày hành kinh chị em không biết giữ ấm cơ thể, bị cảm lạnh, trúng gió hoặc vận động quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
2. Lời khuyên của các bác sĩ:
- Nếu chị em ở một hai năm đầu không có triệu chứng đau bụng kinh bắt đầu từ lần có kinh đầu tiên nhưng đột nhiên lại xuất hiện hiện tượng này, và dù bạn có sử dụng thuốc giảm đau, hay chườm nước ấm nhưng vẫn không làm giảm cơn đau thì tốt nhất bạn nên đi khám sớm, vì nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt này có thể là do các yếu tố bệnh lý bên trong cơ thể gây ra.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh về nguyên nhân đau bụng kinh. Nếu chị em phụ nữ còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số dường dây nóng 0395456294 để được các chuyên gia hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh có ảnh hưởng gì không là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các chị em thời gian gần đây. Để giúp chị em có hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh nguyệt chúng tôi xin chia...Xem chi tiết
-
Biện pháp trị đau bụng kinh dại dột của nữ giới
Đau bụng kinh(hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng thường kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì nó rất phổ biến và thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì...Xem chi tiết
-
Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được hình thành do một chuỗi các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan sinh sản. Vì vậy việc chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt lâm sàng hoàn toàn có thể thực...Xem chi tiết
-
Cẩn trọng khi đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Cứ mỗi khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt bạn lại phải dùng tay đấm lưng để làm giảm cảm giác đau mỏi. Tuy nhiên đây lại không phải là giải pháp hay giúp bạn vượt qua những ngày đèn đỏ an...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì không?
"Chào bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu có kinh từ năm 14 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (một vòng kinh chỉ kéo dài từ 19 – 21ngày). Cháu nghe nói chu kỳ kinh...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày là chu kình nguyệt bình thường và lý tưởng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thường xuyên biến động, bởi nó còn phụ thuộc vào...Xem chi tiết