Đau bụng kinh là gì?Cách chữa trị đau bụng kinh nguyệt

Lượt xem: 19761

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinhlà hiện tượng thường thấy ở phụ nữ trước, sau hoặc ngay trong thời kỳ kinh nguyệt, bao gồm các triệu chứng: đau vùng bụng dưới từ phía rốn trở xuống có khi còn lan ra cả háng đùi và cột sống. Phụ nữ bị đau bụng kinh sẽ xuất hiện cơn đau kéo dài, cảm giác vùng bụng dưới bị đầy hơi, tức bụng, khó chịu nơi hậu môn,..

Nhiều chị em bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ nên thường chỉ coi đây là dấu hiệu sinh lý bình thường khi ngày hành kinh tới. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đau bụng kinh và kèm theo một số triệu chứng bất thường củarối loạn kinh nguyệtnhư buồn nôn, đau ngực và ỉa chảy kéo dài thì nên tìm đến bác sĩ để được kê đơn và điều trị kịp thời.

đau bụng kinh nguyệt như thế nào

Đau bụng kinh như thế nào?

Đau bụng kinh nguyệt được chia làm hai loại cơ bản:

- Đau bụng kinh nguyên phát: Là hiện tượng thường hay xảy ra ở phụ nữ độ tuổi dưới25, chưa có con và gia đình. Đau bụng kinh ở trường hợp này thường không đáng lo ngại vì cơ quan sinh dục vẫn ổn định không có dấu hiệu bất thường nào của bệnh lý.

- Đau bụng kinh thứ phát: Đây là thể đau bụng kinh nặng hơn thường gặp ở phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa như bệnh lạc nội mạc tử cung, dính khoang tử cung, hẹp cổ tử cung,....

Các chuyên gia phụ khoa cho biết dù là đau bụng kinh nguyên phát hay đau bụng kinh thứ phát thì đây cũng chỉ là 2 dạng của thống kinh. Để biết được bạn đang thuộc loại nào thì cần phải tiến hành thăm khám phụ khoa kết hợp với soi vùng ổ bụng vì các bác sĩ rất khó phân biệt được hai loại kinh này nếu chỉ qua các biểu hiện lâm sàng.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh là gì?

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh là gì?

Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ

Có rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến ngày hành kinh của phụ nữ làm dư trấn, cơn đau bụng kinh càng nghiêm trọng và diễn ra với mật độ dày hơn. Chúng tôi xin đưa ra một vài nhân tố chính dẫn đến đau bụng kinh ở chị em:

- Do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt: Xét tổng quan thì chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng kinh không gây ảnh hưởng gì tới nhau nhưng vì đau bụng kinh thường diễn ra trong những ngày kinh nguyệt do đó nếu kinh nguyệt kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng sẽ theo bạn dai dẳng hơn.

- Có kinh lần đầu sớm hay muộn: Một số cuộc điều tra nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy, người có kinh nguyệt càng sớm thì tỷ lệ và mức độ đau càng cao cả về số lượng lẫn tính chất.

- Dùng các phương pháp tránh thai: Ở người có đặt vòng tránh thai, mức độ đau bụng kinh sẽ tăng cường hơn. Người lại, những đối tượng sử dụng thuốc tránh thai thì những cơn đau bụng kinh sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều vì trong thành phần của thuốc tránh thai có chứa progestagen có tác dụng làm bề mặt của tử cung trơn nhẵn hơn.

- Đau bụng kinh cũng là một triệu chứng của viêm cổ tử cung do bạn gái có quan hệ tình dục quá sớm, giữ vệ sinh không tốt trong những ngày có kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào

Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?

Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?

Triệu chứng đau bụng kinh phổ biến nhất chị em phải hứng chịu khi tới ngày hành kinh đó là:

- Đau bụng âm ỉ hoặc đau vùng thắt lưng, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy.

- Có cảm giác buồn nôn, ói mửa, chân tay bủn rủn.

- Ra nhiều mồ hôi, người lạnh toát.

- Nặng hơn có thể khiến chân tay co rút, người như không còn sức sống.

Dấu hiệu đau bụng kinh nguyên phát thường sẽ chỉ là những cơn đau ngắn, kéo dài không quá 12h đồng hồ. Với đau bụng kinh thứ phát, cơn đau sẽ bắt đầu nhiều ngày và kéo dài cho tới khi sạch kinh.

Cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả

Cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả

Cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả

Hiện nay chị em thường truyền tai nhau rất nhiều cách trị đau bụng kinh, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin chia sẻ 2 cách chữa bệnh đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả để chị em tham khảo:

Cách chữa đau bụng kinh tạm thời

1. Chườm nước ấm:

Lấy chiếc khăn nhúng qua nước ấm hoặc cho nước ấm vào chai hoặc bình đắp, chườm vào vùng bụng dưới. Phương pháp này sẽ giúp cho cơn đau giảm đi đáng kể khi tử cung co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài.

2. Đắp gừng tươi

Lấy một lượng vừa phải gừng tươi (tùy mức độ đau bụng kinh như thế nào) giã nhuyễn hoặc thái lát chườm vào vùng bụng dưới khoảng từ 5-10 phút để gừng phát huy công dụng giảm đau tức thì.

3. Sử dụng các loại cao dán giảm đau hoặc dầu nóng

Bạn có thể sử dụng cao gián hoặc dầu nóng bôi vùng bụng xung quanh rốn để giảm đau một cách nhanh chóng.

4. Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới

Việc làm này giúp cho các cơ vùng bụng không bị co thắt đột ngột, giúp giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên, chị em cần phải kiên trì thực hiện và làm thường xuyên.

5. Bổ sung hàm lượng canxi cho cơ thể từ sữa hoặc sữa chua

Theo các chuyên gia phụ khoa phân tích, những phụ nữ nếu bổ sung đầy đủ 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm được 30% nguy cơ đau bụng kinh so với việc chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.

Cách trị đau bụng kinh bằng thuốc

- Chị em có thể tham khảo và sử dụng một số loại thuốc trị đau bụng kinh có tác dụng chống viêm không chứa thành phần steroid để hạn chế tình trạng mất máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt và giúp làm dịu những cơn đau bụng kinh hiệu quả.

- Một số loại thuốc tránh thai cũng là lựa chọn an toàn cho chị em nhằm giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh khi tới chu kỳ kinh nguyệt và giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

- Ngoài ra chị em cần bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể nhằm hạn chế tình trạng thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh.

- Hiện nay, việc đặt vòng tránh thai có tiết Hormone Mirena cũng giúp chị em giảm bớt những cơn đau bụng kinh hành hạ và hạn chế mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh giải đáp cho thắc mắc “ Đau bụng kinh là gì? ”. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.

Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh

số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0395456294

Đánh giá: 
Đau bụng kinh là gì?Cách chữa trị đau bụng kinh nguyệt
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  217 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?