- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là gì?
-
Cập nhật lần cuối: 03-08-2015 16:19:09
-
Để giúp bạn gái hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây hi vọng có thể giúp chị em làm phong phú thêm kiến thức sức khỏe sinh sản cho mình.
1.Đau bụng kinh là gì?
Phần lớn, chị em chỉ nghĩ đơn giản đau bụng kinh là ám chỉ những cơn đau ở vùng hạ vị ở trước kỳ hoặc trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, thực tế mức độ đau bụng kinh có phạm vi rộng hơn nhiều, nó bao gồm cả đau vùng hạ vị, đau thắt lưng, đầy hơi, vùng hậu môn có biểu hiện khó chịu,.. ở trước trong và sau kỳ nguyệt san.
Đau bụng kinh cũng được chia và phân loại thành nhiều mức độ khác nhau:
-Đau bung kinh mức độ nhẹ: đau bụng vùng hạ vị, đau thắt lưng nhẹ kèm theo biểu hiện đầy hơn, ngực căng. Ở trường hợp này, chị em không cần phải dùng thuốc thuốc giảm đau vì nó chỉ diễn ra nhẹ nhàng trong ngày đầu tiên của kỳ nguyệt san.
-Đau bụng kinh mức độ trung bình: lúc này, ngoài triệu chứng đau bụng dưới và thắt lưng trong kỳ nguyệt san sẽ thêm một loạn các triệu chứng, chân tay bủn rủn, tiêu chảy, có cảm giác buồn nôn...Sau khi hết kỳ kinh, tình trạng đau bụng khi có kinh nguyệt sẽ chấm dứt. Ở mức độ này, vì triệu chứng sẽ nặng hơn nên chị em có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà đơn giản như massga nhẹ nhàng, chờm nước ấm,...
-Đau bụng kinh mức độ nghiêm trọng: trước hoặc trong ngày hành kinh bạn gái có nhiều biểu hiện khó chịu trong người mà không có cách nào giúp làm dịu như: đau dữ dội vùng hạ vị và thắt lưng, cơ thể lạnh toát ra nhiều mồ hôi, da xanh xao, ói mửa, tiêu chảy thậm chí có thể bị ngất.
2.Tại sao đau bụng kinh khi có kinh nguyệt?
Nhiều bạn gái khi chia sẻ tình trạng kinh nguyệt của mình với các chuyên gia Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh vẫn thường hay thắc mắc là “vì sao cứ đến ngày hành kinh là lại thấy đau bụng, đau thắt lưng, có cảm giác khó chịu, bực bội trong người”. Và chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của các chị em như sau:
Đau bụng kinh chính là hiện tượng tử cung bị co thắt gây ra bởi Prostaglandin ( là acid béo không no có tác dụng làm tăng sự co bóp của tử cung) do các tổ chức tế bào ở lớp niêm mạc tử cung sản sinh ra kết hợp với quá trình lưu thông toàn hoàn máu. Sở dĩ đau bụng dữ dội trong những ngày đèn đỏ kèm theo tiêu chảy, ra mồ hôi, đầu óc choáng váng là do ruột bị co thắt quá mức, làm tụt huyết áp và các mạch máu bị giãn nở. Nếu chị em thấy mình bị đau bụng dữ dội dai dẳng kéo dài qua nhiều tháng làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc thậm chí là ngất xỉu, thì chắc chắn là bạn đang bị thống kinh, một dạng của rối loạn kinh nguyệt.
3.Những nguyên nhân gây ra hiện tượng có kinh bị đau bụng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới cứ đền gần hoặc ngay trong ngày hành kinh lại bị đau bụng kinh như:
- Yếu tố di truyền: nếu người mẹ thường xuyên bị đau bụng kinh thì có thể sẽ di truyền ở thế hệ sau.
- Do yếu tố thần kinh hoặc các bệnh lý phụ khoa: Một số chị em thường có tâm trạng sợ đau, dễ mẫn cảm với những sự thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể hoặc do bộ phận sinh sản đang bị thương tổn do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, tắc vòi trứng, viêm vùng chậu,...
- Tử cung bất thường, hay do nội tiết tố trong cơ thể thiếu đi sự cân bằng
- Vận động quá sức, bị cảm lạnh, trúng gió...cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở phụ nữ.
4.Khi bị đau bụng khi có kinh nguyệt phụ nữ cần làm gì?
Đau bụng kinh là một dạng của rối loạn kinh nguyệt, nếu chị em thấy mình bất ngờ bị đau bụng kinh kéo dài trong nhiều chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì không thể loại trừ là do các nhân tố bên trong trong cơ thể gây ra, đặc biệt là các bệnh lý phụ khoa. Do đó, cách tốt nhất giúp đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn của cơ quan sinh sản, chị em cần đi khám phụ khoa. Ngoài ra, chị em cũng có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng đồng thời xắp xếp lại chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học tránh để những cảm xúc không tốt tồn tại quá lâu khiến trí não căng thẳng, mất tỉnh táo.
Hi vọng, với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp chị em hiểu được đau bụng kinh là gì? nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy nhấc máy goi ngay cho chúng tôi theo số hotline 0395456294 hoặc nhấp chuột vào ô “bác sĩ tư vấn” để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh có ảnh hưởng gì không là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các chị em thời gian gần đây. Để giúp chị em có hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh nguyệt chúng tôi xin chia...Xem chi tiết
-
Biện pháp trị đau bụng kinh dại dột của nữ giới
Đau bụng kinh(hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng thường kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì nó rất phổ biến và thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì...Xem chi tiết
-
Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được hình thành do một chuỗi các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan sinh sản. Vì vậy việc chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt lâm sàng hoàn toàn có thể thực...Xem chi tiết
-
Cẩn trọng khi đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Cứ mỗi khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt bạn lại phải dùng tay đấm lưng để làm giảm cảm giác đau mỏi. Tuy nhiên đây lại không phải là giải pháp hay giúp bạn vượt qua những ngày đèn đỏ an...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì không?
"Chào bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu có kinh từ năm 14 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (một vòng kinh chỉ kéo dài từ 19 – 21ngày). Cháu nghe nói chu kỳ kinh...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày là chu kình nguyệt bình thường và lý tưởng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thường xuyên biến động, bởi nó còn phụ thuộc vào...Xem chi tiết