- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Tại sao con gái lại có kinh nguyệt?
Tại sao con gái lại có kinh nguyệt?
-
Cập nhật lần cuối: 20-08-2015 16:11:41
-
Chào bác sĩ, cháu năm nay 15 tuổi và đã có kinh nguyệt lần đầu tiên nhưng cháu vẫn thắc mắc là tại sao con gái lại có kinh nguyệt mà những bé gái hoặc người lớn tuổi khoảng U60, U70 tuổi lại không có ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu
(Cháu Bảo Ngọc – Thanh Xuân)
Chào cháu Bảo Ngọc, chúng tôi rất vui khi nhận được những thắc mắc của cháu xoay quanh hiện tượng tại sao lại có kinh nguyệt ở phụ nữ, các bác sĩ xin giải đáp nội dung thư của cháu như sau:
Tại sao con gái lại có kinh nguyệt
Bảo Ngọc thân mến, có thể coi hiện tượng kinh nguyệt là một sự hoàn hảo của tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Kinh nguyệt không chỉ phản ánh được tình trạng sức khỏe tình thần của cháu có tốt hay không nó còn phản ảnh hệ sinh sản của cháu có đang hoạt động nhịp nhàng uyển chuyển để có đủ điều kiện tiếp đón thêm 1 hoặc nhiều hơn một cơ thể nữa trong cơ thể. Qua đây, cháu có thể cảm nhận được tầm quan trọng của nguyệt rồi đúng không?
Các bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh cũng chia sẻ thêm: hiện tượng phụ nữ có kinh cũng như tại sao con gái có kinh, đây không phải tự nhiên mà có và hoạt động không theo một quy luật nào. Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành, phát triển nhờ sự tính toán chi li cụ thể do các cơ quan tác động lên. Chỉ cần bộ máy này có trục trặc, uẩn khúc ở vị trí nào đó nó sẽ thể hiện ngay lên kỳ nguyệt san dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Nếu không, kinh nguyệt sẽ hoạt động ổn định có tính chy kỳ và tuần hoàn.
Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy từ âm đạo do lớp nội mạc tử cung bị hoại tử và bong chóc hay nói cách khác đây là hệ quả của những thay đổi về hooc môn và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.
Để cháu Ngọc Bảo hiểu và chị em phụ nữ hiểu hơn về cơ chế hình thành kinh nguyệt của phụ nữ. Các chuyên gia Phụ Khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như sau:
-Giai đoạn nang: đây là thời gian để các nang trong buồng trứng hình thành và phát triển. Trung bình cứ mỗi một chu kỳ sẽ có từ 3 – 30 nang trứng. Đồng thời các mô tế bào mỏng trên thành tử cung sẽ dày hơn bình thường do có sự kích thích của nội tiết tố estrogen từ buồng trứng.
-Giai đoạn phóng noãn: trong các nang trứng sẽ có một nang được buồng trứng lựa chọn phát triển đủ chín để được phóng noãn. Và noãn sẽ di chuyển qua vòi trứng tới buồng tử cung (đã được chuẩn bị sẵn để đón trứng thụ tinh và làm tổ) đồng thời nồng độ hooc môn sinh dục nữ cũng dần suy giảm theo
-Giai đoạn hoàn thể: hooc môn progesterone được tiết ra có nhiệm vụ giúp trứng sau khi được thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung. Bên cạnh đó, nó cũng có thể làm các tế bào nông thành tử cụng bị ứ đọng máu, phát triển mô chứa nhiều đường và protein,....
-Giai đoạn hành kinh: trứng không gặp được tinh trùng nên không có hiện tượng thụ tinh và làm tổ tại buồng tử cung vì vậy trứng sẽ bị tiêu biến ngay tại ống dẫn trứng. Không có trứng, hoàng thể tự động bị thoái hóa làm giảm hooc môn progesterone dẫn đến niêm mạc mỏng, mạch máu bị chèn ép và co thắt, lưu lượng máu bị ách tắc, hệ quả là niêm mạc thiếu máu, hoại tử , gây chảy máu và hình thành kinh nguyệt.
Còn thắc của cháu là vì sao những bé gái và người lớn tuổi U60, U70 trở lên không có kinh nguyệt là do lúc đó chức năng buồng trứng chưa phát triển hoặc bị thoái hóa do tác động của thời gian và do tuổi tác. Ở lứa tuổi của cháu, hiện tượng kinh nguyệt sẽ không được ổn định như những phụ nữ trưởng thành thì cháu cũng đừng quá lo lắng nhé, vì đây là thời gian để buồng trứng, hệ sinh sản của cháu đang từng bước hoàn thiện hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho chức năng làm mẹ của cháu sau này.
Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh về vấn đề tại sao con gái lại có kinh nguyệt. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số hotline 0395456294 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh có ảnh hưởng gì không là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các chị em thời gian gần đây. Để giúp chị em có hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh nguyệt chúng tôi xin chia...Xem chi tiết
-
Biện pháp trị đau bụng kinh dại dột của nữ giới
Đau bụng kinh(hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng thường kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì nó rất phổ biến và thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì...Xem chi tiết
-
Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được hình thành do một chuỗi các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan sinh sản. Vì vậy việc chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt lâm sàng hoàn toàn có thể thực...Xem chi tiết
-
Cẩn trọng khi đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Cứ mỗi khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt bạn lại phải dùng tay đấm lưng để làm giảm cảm giác đau mỏi. Tuy nhiên đây lại không phải là giải pháp hay giúp bạn vượt qua những ngày đèn đỏ an...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì không?
"Chào bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu có kinh từ năm 14 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (một vòng kinh chỉ kéo dài từ 19 – 21ngày). Cháu nghe nói chu kỳ kinh...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày là chu kình nguyệt bình thường và lý tưởng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thường xuyên biến động, bởi nó còn phụ thuộc vào...Xem chi tiết