- Trang chủ /
- Bệnh phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Bị rong kinh phải làm sao?
Bị rong kinh phải làm sao?
-
Cập nhật lần cuối: 24-08-2015 16:39:15
-
Bác sĩ cho em hỏi bị rong kinh phải làm sao? Em đã bị rong kinh hơn 3 tháng nay rồi, trước giờ kinh nguyệt của em khá ổn định và chỉ hành kinh trong 4 ngày là hết nhưng bây giờ số ngày hành kinh tăng lên những 9 ngày. Hơn nữa, cũng chỉ vì hành kinh nhiều mà em cảm giác rất mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc như ngày xưa, thỉnh thoảng hoa mắt chóng mặt. Em đang rất hoang mang, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn
(Bạn Liễu – Hoài Đức)
Chào bạn Liễu
Lời đầu tiên, chúng tôi rất vui khi nhận được chia sẻ của bạn về tình hình sức khỏe sinh sản, các bác sĩ xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
1.Rong kinh ở phụ nữ
Trường hợp phụ nữ bị rong kinh không phải là quá hiếm ở Việt Nam, mặt khác theo số liệu thống kê nhận được thì cứ 10 người phụ nữ thì có tới 3 người bị rong kinh ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy khá phổ biến nhưng không phải lúc nào rong kinh cũng lành tính vì nó còn là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Ngoài rong kinh, người bệnh còn thêm các triệu chứng của bệnh thiếu máu như: người mệt mỏi, không có sức sống, hoa mắt chóng mặt, trí não kém tập trung, đau đầu, thậm chí là bị ngất lịm do mất máu quá nhiều.
Phụ nữ bị rong kinh, trước hết làm mất máu, thiếu máu hôn mê, gây ra nhiều sự bất tiện cùng những xáo trộn trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bất cứ hiện tượng rối loạn kinh nguyệt nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý đặc biệt là các bệnh phụ khoa, và bệnh rong kinh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu chị em không có hướng xử lý kịp thời, bỏ qua thời cơ vàng để điều trị bệnh thì hậu quả không chỉ là cơ quan sinh sản bị tổn thương mà ngay cả chức năng làm mẹ cũng có thể bị cướp mất.
2.Bị rong kinh phải làm sao
Liễu thân mến, để trả lời cho câu hỏi “bị rong kinh phải làm sao” thì việc làm đầu tiên mà bạn phải xác định đó là phân loại mức độ rong kinh của mình.
- Nếu rong kinh ở mức độ nhẹ, nguyên nhân có thể là do các yếu tố đơn giản bên ngoài như tâm lý thì bạn không cần phải điều trị, chỉ cần cân bằng lại thời khóa biểu và cảm xúc của mình thì kinh nguyệt sẽ tự động điều hòa lại.
- Nếu máu kinh ra ít, nhưng vẫn lâm vào trạng thái thiếu máu, bạn có thể ngăn chặn tình trạng rong kinh bằng điều hòa, căn bằng lại nội tiết tố estrogen và progesterone.
- Nếu máu kinh ra quá nhiều máu thì nên tăng cường dùng thuốc tránh thai đồng thời bổ sung nhiều loại thực phẩm có lợi cho quá trình tái tạo và sản sinh máu.
- Nếu rong kinh ở cấp độ nặng, bạn cần được điều trị và tiêm estrogen vào cơ thể để ngưng chảy máu, chấm dứt tình trạng rong kinh.
Ngoài các biện pháp trên bạn cũng có thể tham khảo qua một số bài thuốc đông y giúp điều trị rong kinh hiệu quả từ các loại thảo dược quen thuộc như ích mẫu đơn, huyền sâm, xuyên khung. Tuy dùng thuốc đông y ít gây ra tác dụng phụ nhưng không phải trường hợp này cũng có thể sử dụng vì nó còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và nhiều yếu tố quan trọng khác.
Lời khuyên của bác sĩ:
Trong trường hợp của bạn Liễu, hiện tượng rong kinh đã kéo dài được 3 tháng, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Do đó, nhiều khả năng bạn bị rong kinh là do các yếu tố bệnh phụ khoa gây ra. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không nên chần chừ do dự mà hãy đến ngay các địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại hà nội, chất lượng để được chuẩn đoán và xét nghiệm, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp, chấm dứt tình trạng rong kinh kéo dài.
Trên đây là giải đáp của các bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh về câu hỏi bị rong kinh phải làm sao của bạn Liễu. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số hotline 0395456294 để được các chuyên gia phụ khoa tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Bị chậm kinh có ảnh hưởng gì không?
Chậm kinh có ảnh hưởng gì không là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất từ các chị em thời gian gần đây. Để giúp chị em có hiểu rõ hơn về tình trạng chậm kinh nguyệt chúng tôi xin chia...Xem chi tiết
-
Biện pháp trị đau bụng kinh dại dột của nữ giới
Đau bụng kinh(hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng thường kèm theo khi đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vì nó rất phổ biến và thường gặp ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì...Xem chi tiết
-
Mẹo chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được hình thành do một chuỗi các hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan sinh sản. Vì vậy việc chẩn đoán sức khỏe qua kinh nguyệt lâm sàng hoàn toàn có thể thực...Xem chi tiết
-
Cẩn trọng khi đấm lưng vào ngày đèn đỏ
Cứ mỗi khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt bạn lại phải dùng tay đấm lưng để làm giảm cảm giác đau mỏi. Tuy nhiên đây lại không phải là giải pháp hay giúp bạn vượt qua những ngày đèn đỏ an...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì không?
"Chào bác sĩ Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh, cháu năm nay 18 tuổi, bắt đầu có kinh từ năm 14 tuổi và có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (một vòng kinh chỉ kéo dài từ 19 – 21ngày). Cháu nghe nói chu kỳ kinh...Xem chi tiết
-
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày là chu kình nguyệt bình thường và lý tưởng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thường xuyên biến động, bởi nó còn phụ thuộc vào...Xem chi tiết