- Trang chủ /
- Kế hoạch hóa GĐ /
- Kiến thức thai nghén /
- Mẹo nhỏ giúp giảm đau lưng khi mang bầu
Mẹo nhỏ giúp giảm đau lưng khi mang bầu
-
Cập nhật lần cuối: 10-03-2016 14:57:05
-
Khi nhắc đến triệu chứng mang thai, chúng ta thường nghĩ ngay đến tình trạng ốm nghén kéo dài mà quên mất một hiện tượng khác, đó là đau lưng khi mang thai. Triệu chứng này khá phổ biến, thường kéo dài trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
Các bác sĩ sản khoa chia sẻ: Vì mỗi bạn gái lại có một tính chất cơ địa đặc trưng nên trong thời gian mang thai, cảm giác đau lưng có thể xuất hiện nhẹ nhàng thoáng qua mà không gây ra cảm giác khó chịu nào. Nhưng cũng không ít chị em lại cảm thấy khó khăn khi luôn phải cố gắng chịu đựng và vượt cảm giác khó chịu khi bị chứng đau lưng kéo dài. Tuy hiện tượng đau lưng khi mang bầu không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhinhưng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của các mẹ. Hiểu được nỗi lòng đó, chúng tôi xin dành tặng bài viết “các mẹo nhỏ giúp giảm đau lưng khi mang thai” hi vọng các mẹ có thể áp dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đau lưng khi mang thai rất hay gặp ở các bà bầu
Bài viết bạn nên xem:
Phụ nữ ăn gì để sinh con trai2016.
Cách quan hệ khi mang thai.
1. Giảm đau lưng khi mang thai bằng phương pháp tập thể dục
- Tập thể dục luôn là lựa chọn tối ưu giúp chúng ta tăng cường sức dẻo dai của cơ bắp, cải thiện thể chất. Vì vậy ngay cả khi các mẹ đang mang theo “thiên thần” trong bụng thì vẫn có thể tập thể dục và rèn luyện cơ thể như bình thường.
- Tập thể dục sẽ làm tăng sức khỏe và độ săn chắc của toàn bộ cơ thể, trong đó có cơ vùng lưng và vùng chậu (nơi bị đau lưng). Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn các bài thể dục phù hợp với thể chất của thai phụ và đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
- Một số bài tập thể dục làm giảm đau lưng khi mang thai cho các bà bầu khá an toàn và nhẹ nhàng là đi bộ, bơi lội...
Đau lưng khi mang bầu nên đi bộ nhẹ nhàng
2. Duy trì tư thế tốt để giảm đau lưng khi mang bầu
- Cùng với sự lớn lên của thai nhi, cơ thể các mẹ thường có xu hướng ngày càng võng lưng hơn do trọng lực bị dồn hết về phía trước. Chính vì thời gian bạn để lưng dưới bị kéo dãn quá nhiều nên đã dẫn tới triệu chứng đau lưng khi mang thai kéo dài. Để khắc phục thói quen xấu này, chỉ có một cách đó là các mẹ hãy thay đổi lại tư thế của mình. Và tư thế đứng thẳng chính là chìa khóa giúp cơ của phụ nữ mang bầu được kéo dài và căng giãn tự nhiên, từ đó làm giảm cảm giác đau lưng.
- Theo như gợi ý của nhà vật lý trị liệu và yoga nổi tiếng người Mỹ, anh Armanda Larson: Bạn có thể biến tư thế tốt thành một “bài tập” để hạn chế triệu chứng đau lưng khi mang thai với bài tập nhẹ nhàng sau đây.
+ Đầu tiên bạn hãy gập vai lại đồng thời cố gắng nâng cơ ngực của mình lên, chỉnh lại tư thế của đầu sao cho hai tai tạo thành một đường thẳng với phần vai. Cơ bụng co lại (lúc này các mẹ sẽ có cảm giác như phần rốn của mình đang tiến lại gần với xương cột sống), lưng thẳng với hông.
+ Để cơ thể tạo ra sự cân bằng tốt nhất, chị em nên đứng với hai đầu gối hơi gập lại. Và hãy cố gắng duy trì tư thế này bằng cách liên tưởng bạn đang bị kéo bởi một sợi dây từ phía trên.
Giảm đau lưng khi mang thai bằng việc đứng thẳng
3. Mẹo chữa đau lưng khi mang thai bằng chế độ sinh hoạt
- Để giảm chứng đau lưng khi mang thai, các mẹ nên chọn giày có đế cao vừa phải, không nên chọn giày dép có đế cao quá nhưng cũng không được loại có đế bằng. Bởi với cả hai loại đế này đều tác động xấu đến vùng chậu, và xương cột sống. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai cũng không nên nâng/ mang/vác vật nặng, lúc ngủ các mẹ có thể kê thêm 1 tấm ván cứng ở dưới đệm hoặc chọn loại đệm cứng để tạo ra bề mặt bằng phẳng giúp xương cột xống không bị cong.
- Đặt thêm 1 chiếc gối mềm ở sau lưng dưới và thả người theo ghế dựa, hoặc có một cách khác có thể làm giảm đau lưng bằng tư thế ngồi là sử dụng ghế nhựa phía sau có bọc một lớp nệm dày. Bên cạnh đó chị em cũng có thể để phần lưng mình được thoải mái dễ chịu bằng phương pháp massage nhẹ nhàng kết hợp với việc chờm nước đá (hoặc nước ấm) để làm dịu cơn đau.
- Tăng chất lượng khẩu phần ăn, thực hiên theo nguyên tắc “ăn đủ chứ không ăn nhiều” để làm hạn chế lượng mỡ bụng không cần thiết.
>>> Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Khi mang thai các mẹ nên chọn tư thế ngủ nghiêng thay vì tư thế nằm ngửa như bình thường. Vì ngủ nghiêng sẽ đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé đồng thời làm tiêu giảm chứng đau lưng khi mang bầu khi ngủ, giúp các mẹ có một giấc ngủ sâu hơn.
>Giảm đau lưng khi mang bâu bằng cách kê gối mềm sau lưng
4. Tư vấn sức khỏe
- Nếu tần suất đau lưng của bạn nhiều và kéo dài trong nhiều tháng thì bạn có thể đến gặp các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu để làm giảm chứng đau lưng khi mang bầu. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau hoặc một số loại thuốc chống mệt mỏi bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hi vọng với những mẹ nhỏ giúp giảm đau lưng khi mang thai trên đây sẽ giúp các mẹ vượt qua thời kỳ thai nghén một cách dễ dàng. Chúc các mẹ thành công!
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Mang thai sau phá thai - những bí mật được tiết lộ
Phá thai là một trải nghiệm đau đớn và gây nhiều ám ảnh. Nó được sử dụng như một biện pháp sau cùng khi thai phụ không thể giữ lại đứa bé hoặc bắt buộc phải hủy thai do một lý do nào...Xem chi tiết
-
Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai
"Chào bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh, bác sĩ cho tôi hỏi sau khi quan hệ bao lâu thì có thai. Tôi và vợ tôi có quan hệ rất gần ngày vợ tôi rụng trứng (cụ thể là cách đây mấy ngày...Xem chi tiết
-
Trứng sau khi rụng sống được bao lâu?
Trứng sống được bao lâu sau khi rụng? Trứng sau khi rụng sống được bao lâu? - Thời gian hành kinh có ảnh hưởng rất lớn đến ngày rụng trứng, tuy nhiên nó thường không ổn định và dễ...Xem chi tiết
-
Phá rách màng trinh có đau không?
Hỏi: Mong bác sĩ tư vấn giúp cháurách màng trinh có đau không? Mấy ngày trước do không làm chủ được bản thân nên cháu đã vượt rào và đi quá giới hạn. Cháu thường nghe nói khi quan hệ lần...Xem chi tiết
-
Dấu hiệu sảy thai non
Dấu hiệu sảy thai non ở phụ nữ thường xuất hiện trong 13 tuần đầu tiên (hay 3 tháng đầu) của thai kỳ. Tuy nhiên nhiều chị em dễ bị nhầm tưởng sang một số triệu chứng thường gặp của...Xem chi tiết
-
Tinh trùng là gì - có màu sắc như thế nào?
Tinh trùng là gì?Theo tài liệu Wiki, tinh trùng thực chất là một thế bào đơn bội, có trong mình ½ thông tin di truyền (NST) cho thế hệ con. Nó sẽ kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử có...Xem chi tiết